Review về du học ngành luật – Ngành học “đắt giá” của thời đại

Luật pháp không chỉ được nhắc đến trong phòng xử án mà nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật luôn có cơ hội việc làm rộng mở. Trong bài viết sau, Du học VIP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do nên du học ngành luật cung cấp cái nhìn toàn diện về du học ngành luật, từ cơ hội, thách thức đến các kinh nghiệm thực tiễn.

Review về du học ngành luật - Ngành học "đắt giá" của thời đại

Tìm hiểu về ngành luật là gì?

Ngành luật là lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống quy luật, quy định và nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nó bao gồm việc hiểu và áp dụng các quy định pháp lý để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Ngành luật tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết các mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi và xác định trách nhiệm của cá nhân và tổ chức.

Đối với một số người, học luật là để duy trì công lý. Tuy nhiên, luật không chỉ dành cho luật sư hay các vai trò trong phòng xử án, vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của xã hội, từ việc bảo vệ cuộc sống và quyền tự do cho đến các mối quan hệ doanh nghiệp hoặc quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành luật có khả năng tham gia vào các ngành nghề khác nhau, trong những vai trò khác nhau.

Tại sao nên đi du học ngành luật?

Ngành luật là một chuyên ngành học có liên quan rất nhiều đến những quy tắc để giải quyết tranh chấp, xác định và bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức,… Nghe có vẻ khô khan và không hấp dẫn nhưng đây là một chuyên ngành rất tiềm năng và hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Dưới đây là những lý do khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn du học ngành luật:

  • Là lĩnh vực rộng lớn: Những việc mà chúng ta đang làm mỗi ngày đều cần tuân theo những quy định luật pháp nhất định, chẳng hạn như lái xe trên đường cao tốc, viết nội dung đăng tải trên mạng,… Công việc của một người làm việc trong ngành luật sẽ rất ít khi lặp lại vì họ thường xuyên phải tiếp xúc với những con người khác nhau, những tình huống khác nhau.
  • Mang đến nhiều thử thách trí tuệ: Những người làm việc liên quan đến chuyên ngành luật thường phải giải quyết những vấn đề rất phức tạp có liên quan đến những hệ thống quy tắc, vấn đề đạo đức,… Do đó, công việc này rất phù hợp với những người thích những câu hỏi khó và thử thách bản thân.
  • Được bảo vệ các quyền cơ bản của con người: Những người làm về luật phát có thể có được cảm giác viên mãn khi vừa làm xong những việc ý nghĩa, đó là bảo vệ, giúp đỡ người khác, đấu tranh lại sự bất công.
  • Đảm bảo ổn định tài chính: Trách nhiệm và áp lực của những người làm nghề luật khá cao nhưng phần thưởng họ nhận được lại vô cùng xứng đáng. Đây là ngành nghề có mức lương khá ổn định. Khi đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc thì bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội lớn với mức đãi ngộ hấp dẫn.
  • Nhiều lựa chọn nghề nghiệp: Nhiều người cho rằng, học luật chỉ để làm luận sư. Tuy nhiên, những khóa học nghiên cứu pháp luật, pháp lý với những lĩnh vực khác nhau trong đời sống như kinh doanh, an ninh mạng, quốc tế học,… đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm, rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp.
  • Được rèn luyện nhiều kỹ năng: Khi nghiên cứu về luật pháp trong nhiều khía cạnh của đời sống, bạn có cơ hội được rèn luyện trí não, phản xạ tốt hơn, tư duy phản biện nhanh nhạy hơn, kỹ năng lập luận và phân tích sắc bén hơn,… Đây đều là những kỹ năng rất tốt để sinh viên có thể hoàn thành tốt công việc và còn giúp ích rất nhiều trong những tình huống giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống.
  • Mang lại sự tôn trọng: Thông thường, sinh viên theo học ngành luật sẽ phải học trong khoảng thời gian lâu hơn. Học luật cũng không hề dễ dàng và sinh viên sẽ cần vượt qua những kỳ thi mới được cấp giấy phép hành nghề. Cũng chính vì thế, những người đề cao công lý luôn xứng đáng được xã hội tôn trọng.
  • Bạn sẽ giúp thế giới ngày một tốt đẹp hơn: Nhiều người học luật vì họ muốn có cơ hội mang ảnh hưởng tích cực đến thế giới. Là một sinh viên tốt nghiệp luật, bạn sẽ có cơ hội nâng cao lợi ích cộng đồng và ảnh hưởng đến cách thế giới vận hành. Bạn có thể có một ý thức mạnh mẽ về công lý và mong muốn cải thiện những khiếm khuyết trong hệ thống. Học luật cung cấp cho bạn trình độ và giáo dục pháp lý để cuối cùng tạo ra sự thay đổi đáng kể đó.

Các chuyên ngành ngành Luật

Ngành Luật không chỉ là một lĩnh vực mà còn chia thành nhiều chuyên ngành cụ thể, mỗi chuyên ngành tập trung vào các lĩnh vực pháp lý khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành phổ biến trong ngành Luật:

  • Luật Dân sự (Civil Law): Tập trung vào các quy định và quyền lợi giữa các cá nhân và tổ chức trong xã hội, bao gồm các vấn đề như hợp đồng, tài sản, hôn nhân và gia đình.
  • Luật Hình sự (Criminal Law): Nghiên cứu về các quy định và hình phạt liên quan đến các tội phạm, bao gồm cả quá trình điều tra, truy tố và xử lý tội phạm.
  • Luật Hành chính (Administrative Law): Tập trung vào các quy định và quyền lợi liên quan đến các cơ quan và tổ chức công quyền, bao gồm cả các quy định về cấp phép, thuế và quản lý công việc.
  • Luật Quốc tế (International Law): Nghiên cứu về các quy định và quy tắc áp dụng cho quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm các hiệp định, quy ước và thỏa thuận đa phương.
  • Luật Thương mại (Commercial Law): Tập trung vào các quy định và quyền lợi liên quan đến các hoạt động thương mại và kinh doanh, bao gồm hợp đồng, doanh nghiệp và cạnh tranh.
  • Luật Lao động (Labor Law): Nghiên cứu về các quy định và quyền lợi liên quan đến lao động và mối quan hệ lao động, bao gồm luật lao động, bảo hiểm xã hội và quyền lợi lao động.
  • Luật Gia đình (Family Law): Tập trung vào các quy định và quyền lợi liên quan đến hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ gia đình khác.
  • Luật Bất động sản (Real Estate Law): Nghiên cứu về các quy định và quyền lợi liên quan đến tài sản bất động sản và giao dịch liên quan đến đất đai và tài sản.
  • Luật Kinh tế (Economic Law): Tập trung vào các quy định và quyền lợi liên quan đến hoạt động kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia.
  • Luật Môi trường (Environmental Law): Nghiên cứu về các quy định và quyền lợi liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên tự nhiên.

Các chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên sự chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của pháp luật và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.

Học luật có phải chỉ để làm luật sư?

Có phải bạn đã từng hỏi: Sao không học luật ở Việt Nam, đi du học luật làm gì rồi lại về học lại các điều luật? Hay học luật là sẽ làm luật sư?

Không không? Bạn đã nhầm rồi! Ngành luật rất rộng với rất nhiều chuyên ngành nhỏ.

Bạn không chỉ được học các môn chuyên sâu như luật tố tụng, luật hình sự… mà còn được học về thực tiễn pháp lý, các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Bên cạnh đó còn có học các kỹ năng hành nghề luật như kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,…

Khi được đi du học, bạn sẽ được trang bị nền tảng lý luận chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, cấu trúc kiến ​​thức hợp lý. Có khả năng làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã hội, đặc biệt là các cơ quan lập pháp, hành chính, viện kiểm sát, tư pháp.

Và nếu có năng lực tốt, bạn sẽ tìm kiếm được rất nhiều cơ hội việc làm

Học Ngành luật - ra trường làm gì?
Học Ngành luật – ra trường làm gì?

Những tố chất đặc biệt chứng tỏ bạn thích hợp với ngành Luật

Khi nhắc đến dân Luật là nhắc đến tuýp người vừa có tâm, vừa có tầm. Nếu tìm thấy ở bản thân tình yêu công lý, tính cách ngay thẳng, có trái tim ấm áp thì Luật chính là ngành học “chân ái” của bạn. Bên cạnh đó, những tố chất sau sẽ giúp bạn mạnh dạn theo đuổi ngành hơn:

  • Lập trường vững và tư duy phản biện tốt: Luật luôn đòi hỏi sự phân định đúng sai rõ ràng. Do vậy, tư duy phân tích, suy luận và phản biện tốt để đưa ra nhận định chính xác là điều vô cùng cần thiết, là cách để bạn không bị trật đường ray khi theo đuổi ngành.
  • Trí nhớ và khả năng đọc hiểu tốt: Luật bao gồm nhiều bộ luật, điều khoản khác nhau, không thể lúc nào cũng kè kè tài liệu bên người bạn nên khả năng tự ghi nhớ là điều bắt buộc khi bạn theo đuổi ngành này. Chưa dừng lại tại đó, luật luôn liên tục cập nhật và thay đổi tùy vào thời cuộc, bạn còn phải chủ động nắm bắt thông tin mới nhất và còn phải đủ kiến thức nền để hiểu đúng mọi điều đã học để áp dụng chính xác.
  • Yêu thích đọc sách: Ngoài các đầu sách chuyên môn bắt buộc phải học thì việc chủ động tìm đọc đa dạng các tài liệu là cách để bạn làm giàu kiến thức, trau dồi kỹ năng đọc hiểu và có sự hiểu biết phong phú hơn. Kiến thức xã hội bạn lĩnh hội được thông qua sách báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực tranh luận và rèn tư duy nhạy bén. Ngành Luật luôn đòi hỏi bạn sẽ phải đọc tài liệu rất nhiều nên việc luyện thói quen nhanh, chắt lọc thông tin cần thiết.
  • Kỹ năng thuyết phục: Phản biện tốt thôi chưa đủ, điều cần có nữa là bạn phải rèn luyện được kỹ năng thuyết phục người khác nhất trí theo quyết định của mình nếu muốn đi xa trong lĩnh vực này. Đối tượng mà bạn thương thảo, thuyết phục là khách hàng, hay cũng có thể là thẩm phán hoặc cấp trên.
  • Khả năng giải quyết vấn đề: Luật có đặc thù là bạn luôn phải đối mặt và xử lý nhiều vấn đề của người khác. Đối với người thường thì những vấn đề khó tìm ra cách giải quyết khiến họ đau đầu nhưng nếu bạn luôn tích cực trong việc tìm ra lời giải và dám đương đầu mọi thách thức thì Luật chính là ngành học để phát triển xa hơn.

“Tương lai” của ngành luật ra sao?

Cơ hội làm việc trong ngành luật nhìn chung khá rộng mở, đặc biệt là với các bạn cầm trong tay tấm bằng Cử nhân Luật quốc tế của một trường Đại học tại nước Anh, Úc, Mỹ, Canada… bởi vì ngoài việc được trang bị kiến thức pháp lý và kỹ năng thực hành pháp luật, các bạn còn có lợi thế rất lớn về tiếng Anh. Do sự phát triển giao thương toàn cầu, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc thường xuyên hợp tác với nước ngoài đều có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý, không chỉ khi có tranh chấp mà còn để ngăn ngừa tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động và giao dịch với đối tác cũng như tránh vi phạm pháp luật của nước bạn.

Bên cạnh sử dụng dịch vụ của Công ty luật, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu, các công ty có giao dịch thương mại quốc tế hoặc bộ phận kinh doanh quốc tế ở các ngân hàng đều cần luật sư làm việc riêng cho công ty. Các bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty luật hoặc làm nhân viên pháp chế của doanh nghiệp, công ty (inhouse-lawyer).

Học ngành Luật ở nước nào tốt?

Việc quyết định nơi nào để du học ngành Luật là một quyết định quan trọng đối với nhiều sinh viên. Thực tế, việc lựa chọn địa điểm học tốt nhất cho ngành Luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu cá nhân, sở thích, và điều kiện tài chính của từng người học… Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về chất lượng giáo dục, chi phí, cơ hội việc làm, môi trường sống và yêu cầu ngôn ngữ của các quốc gia.

Nếu bạn yêu thích ngành luật và muốn khởi đầu hành trình nghề nghiệp được tôn trọng khắp thế giới thì hãy liên hệ ngay với Du học VIP để được tư vấn chọn trường, chọn lộ trình học phù hợp nhất:

Công ty Tư vấn Du học VIP (VIP Study Overseas)

Hottline/viber/zalo: 098 678 1890

Email: duhocvip@gmail.com

Website: http://duhocvip.com/

Du học VIP – dẫn đầu về chất lượng dịch vụ tư vấn du học quốc tế

Chúng tôi làm việc vì quyền lợi của du học sinh Việt Nam và sự phát triển cộng đồng!

Học bổng Hot nhất 2025

VOUCHER QUÀ TẶNG QUÝ 1.2025