Quà tặng đặc biệt – Tài liệu tư vấn: Chọn ngành học để thành công

Thân gửi các bạn học sinh của Du học VIP!

Khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, bạn có thể cảm thấy bối rối, không biết mình thực sự đam mê ngành gì. Việc loay hoay không giúp chọn ngành học phù hợp hoặc muốn đổi ngành khi đã chán nản với chương trình hiện tại có lẽ không còn xa lạ với nhiều bạn. Bạn có đang rơi vào tình cảnh này không?

Quà tặng đặc biệt - Tài liệu tư vấn Chọn ngành học để thành công

Ngoài việc được yêu thương và sống hạnh phúc, việc học tập và làm công việc phù hợp với bản thân cũng là một loại hạnh phúc mà bất kỳ ai ở tuổi trưởng thành đều khao khát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều bạn trẻ ngày nay vẫn đang băn khoăn trong việc chọn ngành học hoặc phải theo học những ngành mà mình không thích chỉ vì chưa biết đam mê của mình là gì. Thậm chí, nhiều sinh viên sau khi ra trường vẫn mất nhiều năm để tìm kiếm công việc lý tưởng.

Vậy làm thế nào để chọn ngành học phù hợp khi bạn chưa biết mình thích nghề gì? Hãy theo dõi những gợi ý dưới đây để tìm ra con đường học tập và nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân!

Những sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp

Xem nhẹ việc lựa chọn nghề nghiệp

Nhiều bạn học sinh chỉ nghĩ rằng mình thích làm nghề gì thì chọn nghề đó. Nhưng thực tế, để chọn được một nghề nghiệp phù hợp cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố và mất rất nhiều thời gian, công sức để xem xét trước khi đưa ra quyết định.

Chọn nghề không đúng với tính cách bản thân

Chỉ dựa vào năng lực học tập mà nghĩ rằng mình sẽ thi vào ngành học tương ứng mà không không tính đến việc chọn nghề phù hợp với bản thân là sai lầm phổ biến của người trẻ. Ví dụ: Có bạn giỏi khối B nên đã chọn ngành y, nhưng khi vào học lại không chịu được cảnh máu me, mùi bệnh viện nên đành bỏ học. Hay có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí, nhưng lại không đủ nhanh nhẹn, tháo vát, và không chịu đựng áp lực công việc cao… nên cũng không thể theo đuổi nghề được.

Đánh giá thấp ngành học

Nhiều bạn xem thường các ngành nghề như giáo viên mầm non, tiểu học, điều dưỡng, công tác xã hội, học nghề (sửa xe, may mặc, đầu bếp,…) và luôn mang tư tưởng phải làm “ông này bà nọ”. Ai cũng muốn làm “thầy” thì ai sẽ làm “thợ”, nếu không ai chịu làm các nghề dịch vụ thì chúng ta sẽ vất vả đấy. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao thấp hay sang hèn. Ngành nghề nào cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đều quan trọng như nhau.

Chọn nghề vì “sĩ diện”

Những ngành học có tên gọi rất sang trọng như “Quản trị”, “Công nghệ” được các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn nhiều hơn. Nhiều bạn học sinh trường chuyên chỉ chọn những trường lớn và danh tiếng để thi cho tương xứng với “đẳng cấp” của mình. Có bạn dù biết học lực không thi nổi nhưng vẫn cố đăng ký vì… “sĩ diện”.

Chọn nghề theo sự rủ rê, áp đặt của người khác

Mỗi người có một tính cách, năng lực, sở thích, năng khiếu, điều kiện, hoàn cảnh riêng. Nhưng khi chọn nghề lại phụ thuộc rất nhiều vào sự góp ý của mọi người xung quanh dẫn đến nhiều sai lầm. Đôi khi vì tình cảm hay sự gắn bó từ phổ thông mà nhiều bạn cùng rủ nhau thi vào cùng ngành cùng trường. Sau này nhận thấy không phù hợp thì đã muộn rồi.

Hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề

Đối với những nghề như: diễn viên, dẫn chương trình, người mẫu, ca sĩ,… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để theo được nghề thì phải có năng khiếu và rèn luyện gian khổ. Chúng ta chỉ nhìn những nghệ sĩ tỏa sáng trên sân khấu mà trầm trồ nhưng không biết họ phải chịu vất vả như thế nào nơi hậu trường. Và chỉ khi chọn nghề phù hợp với bản thân mình thì bạn mới có thể vượt qua khó khăn đó.

Chọn nghề theo phong trào

Nhiều bạn cho rằng ngành nghề nào có thu nhập cao, nhu cầu thị trường lao động cao là ngành nghề hấp dẫn. Tuy nhiên, thị trường lao động luôn biến đổi không ngừng, bạn thấy nghề này hot thì người khác cũng thấy như vậy. Và nếu ai cũng chọn những ngành hot thì sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp do “Cung > Cầu”.

Vậy chọn ngành nghề như thế nào cho phù hợp?

Hiểu mình

Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Đa số những người thành công đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai.

Hiểu nghề

Khi yêu, bạn có thể dành cả ngày cho người yêu, nói nhiều về người ấy nhiều đến mức khiến người nghe có thể phát ngán lên. Công việc cũng vậy, bạn chỉ có thể gắn bó khi bạn yêu. Nhưng để có thể yêu công việc bạn đang làm, trước tiên bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy khám phá tất cả các nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất. Bằng cách đó xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn chứ không phải chọn vì may rủi.

Một trong những cách để hiểu nghề là tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc xem nhà tuyển dụng yêu cầu những phẩm chất gì ở ứng tuyển viên. Những liệt kê trong phần yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ là chìa khóa để bạn khám phá bản thân mình xem có phù hợp hay không.

Đọc vị tính cách bản thân

Như đã nói ở trên, bạn có thể thích làm nhiều nghề nhưng mỗi tính cách chỉ thích hợp với một số nghề nhất định mà thôi. Nếu bạn có những phẩm chất như khéo léo, có chính kiến, thích thể hiện, thích sáng tạo có thể chọn các ngành Mỹ thuật công nghiệp như: Thiết kế công nghiệp (nội thất, tạo dáng), Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Công nghệ điện ảnh truyền hình.

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích,… các trắc nghiệm sẽ đưa ra những kết quả dự đoán về nghề nghiệp giúp bạn chọn nghề phù hợp với bản thân.

Quà tặng: Tài Liệu Tư Vấn: Chọn Ngành Học Để Thành Công

Để giúp bạn có thể dễ dàng tìm ra được ngành học phù hợp tính cách của mình, Du học VIP gửi tặng bạn nguồn tài liệu dưới đây, bạn hãy tham khảo và tìm hiểu ngành học phù hợp với: Năng lực cá nhân – Sở trường của bạn kết hợp với nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Với sự kết hợp như vậy, bạn sẽ “đi đúng đường” và cánh cửa tương lai sẽ mở rộng.

Hãy mở xem Tài liệu hướng dẫn chọn ngành học tại đây nhé:

Mở để xem tài liệu:

https://drive.google.com/drive/folders/1OA7We5tTgd8SocONM8Z60NIo_4yKKmQp?usp=sharing

Xem video về mô hình: Học tập, làm việc để hạnh phúc & thành công:

08 bước đơn giản để chọn đúng ngành nghề

Bước 1. Xác định được sở thích, đam mê 

Hiện nay có hơn 2.000 ngành nghề khác nhau, nhưng bạn yêu thích nghề gì, mong muốn được làm công việc gì để phát huy được hết năng lực của bạn? Chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, đam mê sẽ giúp bạn không bị nản chí, bỏ cuộc dù gặp khó khăn, thử thách hay áp lực và từ đó mới phát triển tài năng trọn vẹn hơn. Do vậy, hãy đi theo con đường mà mình đam mê và nỗ lực làm việc chăm chỉ để hiện thực hóa những ước mơ.

Bước 2. Đánh giá năng lực bản thân

Điều tiếp theo là bạn phải xác định được năng lực bản thân. Nếu đam mê của bạn còn khá mờ nhạt hoặc được trải rộng cho nhiều lĩnh vực, hãy tự hỏi bản thân “Tính cách và sở trường của tôi thật sự phù hợp với điều gì”. Sau đó, hãy chọn những thứ nằm trong khả năng, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thật sự tự tin và thoải mái.

Bước 3. Xem xét nhu cầu xã hội

Một công việc được cho là dễ kiếm khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có. Nếu trong những năm tiếp theo, đánh giá ngành nào có nhu cầu tuyển dụng cao thì học nghề đó càng được xem là dễ xin việc. Dưới đây là một số nghề được dự đoán vẫn tiếp tục khát nhân lực trong 10 năm tới:

  • Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Kế toán, phân tích số liệu tài chính…
  • Kỹ thuật và cơ khí
  • Thiết kế đồ họa
  • Marketing

Hãy cân nhắc tiềm lực tài chính gia đình kĩ lưỡng trước khi lựa chọn bất kì ngành nghề nào

Bước 4. Xem xét hoàn cảnh gia đình

Chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì vậy, việc chọn ngành nghề và trường học sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí cần được lưu ý trước tiên. Bạn thực sự cần nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả. Hơn nữa, việc biết lượng sức mình sẽ giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, dẫn đến cơ hội thành công cao hơn.

Bước 5. Tư vấn hướng nghiệp – Phát hiện tiềm năng

Nếu bạn không xác định được đam mê hay sở trường cụ thể, hãy thử tìm đến những bài khảo sát đáng tin cậy về tính cách và năng lực bản thân để hiểu hơn về chính mình. Hiện nay trắc nghiệm tính cách John Holland đang được ứng dụng rất phổ biến trong công tác hướng nghiệp bởi tính đơn giản, dễ làm, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giáo dục tại Việt Nam.

Đây cũng là bài test được Edutas (Một tổ chức hướng nghiệp quốc tế) sử dụng chính thức trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và sinh viên. Và nếu các bài trắc nghiệm cũng không cho bạn câu trả lời thoả mãn, tham vấn trực tiếp với các chuyên gia tư vấn định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn khai thác sâu hơn các tiềm năng của bản thân, đồng thời giúp bạn có một lộ trình rõ ràng hơn để tiến tới công việc lý tưởng.

Bước 6. Tìm kiếm cơ hội và mạnh dạn thử thách

Các bạn còn rất trẻ, đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân. Vì vậy, hãy để bản thân được trực tiếp trải nghiệm thực tế qua các cơ hội thực tập tại công ty chuyên nghiệp. Quá trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất cụ thể của công việc và nhận ra liệu bản thân có thật sự phù hợp hay không. Và đôi khi, chính những mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh sẽ dẫn lối cho bạn đến nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt sau này.

Bước 7: Vận dụng tốt công thức G – P – V

Sau khi đã có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết ở mức vừa đủ, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho 3 chữ G (Gifts – Tài năng), P (Passion – Đam mê) và V (Values – Giá trị của bản thân). Đây là công thức đáng tin cậy để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân. Và cũng là điểm cần có trong quá trình tư vấn hướng nghiệp.

Bước 8: Sẵn sàng cho cuộc chạy dài hơi

Khi đã biết con đường nghề nghiệp mình muốn theo đuổi là gì. Hãy luôn nhớ rằng, để chạm đến vạch đích cuối cùng trên đường đua, bạn cần rất nhiều thời gian, quyết tâm, nỗ lực và kiên trì. Đây chính là một cuộc chạy marathon dài hơi cần sự bền bỉ chứ không đơn giản là cuộc chạy nước rút.

Khi ai đó hỏi bạn chuyên ngành của mình là gì, thay vì nói “chưa quyết định”, hãy tự tin trả lời rằng bạn đang “khám phá các lựa chọn của mình”. Điều này không chỉ cho thấy bạn đang tích cực tìm kiếm mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình quyết định.

Hy vọng rằng với những thông tin về tư vấn hướng nghiệp trên sẽ giúp ích cho các bạn khi đứng trước những sự lựa chọn quan trọng của tương lai! Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về hướng nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Du học VIP. Dưới sự tư vấn từ các chuyên gia, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đặc điểm tính cách bản thân và có được sự chọn lựa nghề nghiệp phù hợp. Hơn nữa, bạn cũng sẽ biết được nhu cầu hiện tại của xã hội để chuẩn bị tốt nhất cho các cơ hội tuyển dụng sau này.

Tham khảo: Tư vấn chọn ngành học phù hợp

Công ty Tư vấn Du học VIP (VIP Study Overseas)

Hottline/viber/zalo: 098 678 1890

Email: duhocvip@gmail.com

Website: http://duhocvip.com/

Du học VIP – dẫn đầu về chất lượng dịch vụ tư vấn du học quốc tế

Chúng tôi làm việc vì quyền lợi của du học sinh Việt Nam và sự phát triển cộng đồng!

Học bổng Hot nhất 2025

VOUCHER QUÀ TẶNG QUÝ 1.2025