Tổng hợp kinh nghiệm du học, học bổng, làm thêm và làm việc tại Thụy Sĩ sau khi tốt nghiệp

Các bạn học sinh thân mến, khi du học tại Thụy Sĩ, bạn sẽ có nhiều cơ hội học tập, thực tập và làm việc tại quốc gia này. Kinh nghiệm du học Thụy Sĩ là chủ đề được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Hãy cùng Du học VIP tìm hiểu về chi phí du học Thụy Sĩ, học bổng, quy định làm việc, kinh nghiệm tìm việc làm thêm, các công việc làm thêm phổ biến và kinh nghiệm làm việc lâu dài tại Thụy Sĩ trong bài viết này nhé.

Chi phí du học Thụy Sĩ thế nào?

Du học Thụy Sĩ được xem là lựa chọn hàng đầu cho các ngành Quản trị khách sạn, Du lịch, và Tổ chức sự kiện. Với nền giáo dục tiêu chuẩn cao và môi trường đào tạo chuyên nghiệp, Thụy Sĩ luôn đứng đầu về chất lượng giáo dục và danh tiếng quốc tế.

Chi phí du học Thụy Sĩ hiện tương đương các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Úc, Canada. Học sinh tới học tại Thụy Sĩ sẽ cần chuẩn bị các chi phí chính gồm: tiền học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay khứ hồi.

(1)   Về học phí tại Thụy Sĩ năm học 2025 – 2026, bạn sẽ chuẩn bị như sau:

  • Trong học kỳ lý thuyết (thường kéo dài khoảng 20 tuần – 5 tháng), sinh viên cần đóng mức học phí từ 18.500 đến 30.000 Francs Thụy Sĩ (CHF), tùy theo trường và chương trình học. Thời gian học đại học là 3 năm và thạc sĩ là 1-2 năm tùy theo từng khóa học.
  • Sang học kỳ thực tập (kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng), sinh viên không phải đóng học phí. Thay vào đó, bạn sẽ tham gia thực tập tại các khách sạn hoặc nhà hàng lớn, được trả lương tối thiểu khoảng 2.200 CHF/tháng, với nhiều trường hợp có thể cao hơn nếu làm thêm giờ hoặc làm tại các cơ sở quy mô lớn.

Ngoài ra, tất cả sinh viên đều cần đóng thêm một khoản phí cố định khoảng 3.500 CHF để chi trả cho các khoản như: đồng phục, bảo hiểm y tế bắt buộc, tài liệu học tập, thẻ sinh viên, các hoạt động ngoại khóa, và phí an ninh trong suốt quá trình học.

(2)   Chi phí sinh hoạt tại Thụy Sĩ

  • Về nhà ở: Ký túc xá – Chi phí dao động từ 360 – 800 CHF/tháng (tương đương 9 – 20 triệu VNĐ), tùy thuộc vào địa điểm và điều kiện cơ sở vật chất. Thuê nhà riêng – Trung bình, chi phí thuê một căn hộ dao động từ 650 – 800 CHF/tháng (tương đương 16 – 20 triệu VNĐ).
  • Về đi lại: Sinh viên tại Thụy Sĩ có nhiều lựa chọn phương tiện di chuyển: khoảng 11% chọn đi bộ, 10% sử dụng xe đạp, và 10% khác sử dụng phương tiện công cộng. Chi phí dành cho phương tiện công cộng trung bình từ 40 – 50 CHF/tháng (tương đương 1 – 1,2 triệu VNĐ), tùy thuộc vào khu vực và loại vé.
  • Chi phí thực phẩm hàng tháng: Mua sắm thực phẩm tại siêu thị thường tốn khoảng 180 – 200 CHF/tháng (tương đương 4 – 5 triệu VNĐ). Nếu mua sắm sau
  • Ăn uống ngoài hàng: Tại các nhà hàng sang trọng, giá mỗi bữa ăn dao động từ 12 – 22 CHF (khoảng 300 – 600 nghìn VNĐ). Tuy nhiên, các nhà hàng phục vụ đối tượng sinh viên quốc tế có mức giá phải chăng hơn. Sinh viên có thể chọn ăn tại căng tin trường, với chi phí chỉ khoảng 7 – 8 CHF/bữa (tương đương 170 – 200 nghìn VNĐ) hoặc mua đồ ăn sẵn tại siêu thị với giá rẻ hơn.
  • Chi phí phát sinh khác: Bảo hiểm sức khỏe: Mức phí hàng tháng từ 300 – 330 CHF (khoảng 7,5 – 8 triệu VNĐ). Sách vở và tài liệu học tập: Trung bình khoảng 90 CHF/tháng (hơn 2 triệu VNĐ).
  • Tỷ giá: 1 CHF = khoảng 28.500 VND

Lưu ý: Học phí có tăng nhẹ hàng năm và tiền sinh hoạt phí sẽ tăng theo lạm phát, tỷ giá cũng thay đổi hàng tháng. Vậy nên khi đi du học Thụy Sĩ thì bạn nên liên hệ với Công ty Du học VIP để có thông tin cập nhật nhất.

Học bổng du học Thụy Sĩ 2025 -2026

Một số trường có học bổng du học Thụy Sĩ giá trị cao năm 2025. Học bổng sẽ được trừ vào tiền học phí của khóa học. Bạn hãy liên hệ tới Du học VIP để có thông tin mới nhất nhé.

  • # 5 thế giới SHMS – Học bổng lên tới 30% học phí
  • # 13 thế giới César Ritz Colleges Switzerland – Học bổng lên tới 30% học phí
  • #17 thế giới HTMi- Học bổng lên tới 4000 CHF
  •  # 5 Thụy Sĩ về đào tạo DLKS BHMS – Học bổng lên tới 4000 CHF
  • SWISS IM&H – Học bổng lên tới 6.000 CHF
  • Học bổng Học viện Les Roches trị giá tới 30% học phí (tối đa 1,3 tỷ đồng)
  • Học bổng Học viện CAAS trị giá tới 30% học phí (~1 tỷ đồng)
  • Học bổng Học viện HIM trị giá tới 20% học phí (~450 triệu đồng)

Quy định về làm thêm cho sinh viên quốc tế tại Thụy Sĩ ra sao?

Đi làm thêm là cơ hội để du học sinh Việt Nam hòa nhập nhanh hơn với môi trường sống, cải thiện kỹ năng giao tiếp, tích lũy kinh nghiệm thực tế và phát triển các kỹ năng mềm. Đồng thời, công việc ngoài giờ cũng giúp sinh viên trau dồi khả năng ngôn ngữ, tăng tính tự lập và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Những trải nghiệm này không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính mà còn là hành trang quý giá cho tương lai của các bạn du học sinh.

Thụy Sĩ có những quy định để bảo du học sinh tập trung vào việc học, đồng thời có cơ hội làm thêm một cách hợp pháp. Sau đây là các quy định bạn cần nắm rõ khi đi làm thêm nhé.

  • Chỉ có các du học sinh thuộc hệ đại học, thạc sĩ mới được cấp phép làm ngoài giờ.
  • Sinh viên nước ngoài có thể làm việc tối đa 15 giờ mỗi tuần trong thời gian học và lên tới 100% trong thời gian nghỉ học kỳ.
  • Du học sinh phải đi học ít nhất 80% tổng số giờ học trong chương trình học.
  • Các hình thức công việc nhận tiền mặt và trốn thuế tuyệt đối bị cấm.
  • Du học sinh sẽ được cấp phép làm thêm sau khi đến Thụy Sĩ 6 tháng và học tại đây ít nhất 6 tháng thì được phép đi làm thêm.
  • Việc làm có thể được tìm thấy trên các quảng cáo trên báo, trang web việc làm tổng hợp, hiệp hội sinh viên tại trường đại học của bạn hoặc thông qua chính trường đại học đó.
  • Tất cả sinh viên nước ngoài muốn làm việc tại Thụy Sĩ cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền và/hoặc xin giấy phép lao động (tùy thuộc vào quốc tịch của họ), bất kể việc làm đó có được trả lương hay không. Cơ quan liên hệ: https://www.sem.admin.ch/sem/en/home/sem/kontakt/kantonale_behoerden/adressen_kantone_und.html

Những công việc làm thêm phổ biến tại Thụy Sĩ cho du học sinh là gì?

1. Chạy bàn tại nhà hàng, khách sạn

Thụy Sĩ là trung tâm đào tạo hàng đầu thế giới về lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Sinh viên có thể tìm việc tại các nhà hàng, khách sạn với mức lương từ 16 – 25 CHF/giờ. Công việc này không chỉ mang lại thu nhập mà còn là cơ hội học hỏi kinh nghiệm thực tế và mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp.

2. Phụ bếp

Đối với sinh viên ngành Ẩm thực, làm phụ bếp giúp rèn luyện kỹ năng nấu ăn và phong thái làm việc chuyên nghiệp. Yêu cầu: Siêng năng, cẩn thận, và yêu thích ẩm thực.

3. Trông trẻ

Công việc giữ trẻ part-time rất phổ biến tại Thụy Sĩ. Mức lương cao, thường tính theo giờ, và phụ huynh có thể thưởng thêm nếu hài lòng. Đây là công việc lý tưởng cho những bạn yêu trẻ và có tính cách chu đáo.

4. Làm việc tại nông trại

Vào mùa thu hoạch, các nông trại thường tuyển sinh viên làm thêm để thu hoạch nông sản. Mức lương khá cao, nhưng công việc đòi hỏi sức khỏe và sự chăm chỉ.

Về mức lương được trả khi đi làm thêm tại Thụy Sĩ thế nào?
Lương: 20-26 CHF mỗi giờ tùy theo chính sách của mỗi công ty.

Lương thu nhập hàng tháng từ 1.000CHF đến 2.500CHF tùy số giờ làm việc

Một số lưu ý khi xin việc làm thêm tại Thụy Sĩ cho sinh viên

  • Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm nhân lực có trình độ và bằng cấp liên quan. Hơn thế, Thụy Sĩ là đất nước sử dụng phổ biến tiếng Pháp và Đức, nên ngoài tiếng Anh, các bạn nên trang bị cho mình thêm một trong hai thứ tiếng này để có thể tìm được công việc tốt hơn tùy vào địa điểm sinh sống của bạn.
  • Việc làm thêm tại Thụy Sĩ có được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ dân cư và mức sống ở mỗi thành phố, trình độ văn hóa, khả năng năng động của bản thân và sự may mắn.
  • Tại các thành phố lớn như Genève, Lausanne, Bern, Zurich, mật độ dân số đông, mức sống cao và cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế. Ở đây, sinh viên có thể tìm được việc làm thêm dễ dàng hơn, đặc biệt là vào mùa hè. Ngược lại, ở các thành phố nhỏ, khả năng tìm được việc làm tốt rất thấp.
  • Trình độ văn hóa được xem là yếu tố quan trọng nhất và cần thiết nhất để tìm được việc làm thêm tốt. Một sinh viên giỏi trong ngành quản lý khách sạn sẽ dễ tìm được chỗ làm thêm trong các nhà hàng, khách sạn. Có kiến thức rộng trong ngành marketing + management + kế toán sẽ giúp bạn có cơ hội thử việc trong các công ty.
  • Một sinh viên năng động luôn nắm bắt được cơ hội và dễ dàng có công việc làm thêm trong mọi hoàn cảnh. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam ta vẫn luôn thiếu khả năng này, đa số đều khá thụ động. Nếu có nhiều mối quan hệ bạn bè rộng, sinh viên sẽ tìm được việc làm thêm.

Làm sao để xin việc làm thêm tại Thụy Sĩ ?

Sinh viên có thể tìm việc làm thêm tại các website, báo chí, tạp chí đăng tin tuyển dụng công việc làm thêm hàng ngày:

Một số link website tuyển dụng việc làm thêm mà du học sinh có thể tham khảo:

Bên cạnh đó, sinh viên có thể tìm đến  văn phòng giới thiệu việc làm tại các trường mà các bạn đang theo học. Các văn phòng này chịu trách nhiệm về môi giới việc làm cũng như là giới thiệu, cung cấp thông tin về việc làm  thêm cho sinh viên đang theo theo học.

Một trong những cách tìm việc làm thêm dễ dàng hơn, đó là dựa vào các mối quan hệ khi bạn đi học tại Thụy Sĩ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các anh chị đi trước, họ có thể có các công việc ổn định và giới thiệu bạn vào công việc đó. Ngoài ra, bạn tham gia vào các hội nhóm sinh viên, trên đây cũng thường đăng các thông tin về công việc làm thêm, hoặc bạn có thể đăng lên nhu cầu tìm kiếm việc của mình để nhận sự hỗ trợ của các bạn du học sinh khác tại Thụy Sĩ.

Kinh nghiệm tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ở Thụy Sĩ

Sau khi tốt nghiệp, việc tìm kiếm công việc ổn định là một bước ngoặt quan trọng. Dưới đây Du học VIP gợi ý cho bạn những việc cần làm, giúp bạn tăng cơ hội việc làm tại đất nước này:

1. Nắm rõ thị trường lao động:

Nghiên cứu các ngành nghề có nhu cầu cao: Hãy tìm hiểu những ngành nghề đang thiếu nhân lực tại Thụy Sĩ, đặc biệt là những công việc liên quan đến chuyên ngành của bạn. Bạn có thể tham khảo các báo cáo thị trường lao động, website của các công ty tuyển dụng lớn hoặc kết nối với các cựu sinh viên đã đi làm để có thông tin chính xác nhất.

Tìm hiểu về văn hóa làm việc: Mỗi quốc gia có một văn hóa làm việc riêng, Thụy Sĩ cũng vậy. Việc tìm hiểu về cách thức làm việc, các giá trị mà các công ty tại đây coi trọng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các buổi phỏng vấn.

2. Xây dựng hồ sơ xin việc ấn tượng:

CV của bạn nên được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tùy thuộc vào vị trí bạn ứng tuyển) và tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Hồ sơ xin việc: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như bằng cấp, chứng chỉ, thư giới thiệu…
LinkedIn: Hoàn thiện hồ sơ LinkedIn của bạn, đây là một công cụ hữu ích để các nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên.

3. Mở rộng mạng lưới:

Kết nối với cựu sinh viên: Tham gia các nhóm cựu sinh viên trên các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội việc làm và nhận được những lời khuyên hữu ích.

Tham gia các sự kiện nghề nghiệp: Tham dự các hội thảo, hội chợ việc làm để gặp gỡ các nhà tuyển dụng và tìm hiểu về các cơ hội việc làm.

Nắm bắt các mối quan hệ: Duy trì mối quan hệ tốt với các giảng viên, nhân viên trường đại học, bạn bè và người thân. Họ có thể giới thiệu bạn với những cơ hội việc làm phù hợp.

4. Tìm kiếm việc làm chủ động:

Các trang web việc làm: Tìm kiếm việc làm trên các trang web tuyển dụng như Jobs.ch, Indeed, Monster…

Các công ty tuyển dụng: Liên hệ trực tiếp với các công ty bạn quan tâm để gửi hồ sơ xin việc.

Thực tập: Thực tập là một cách tuyệt vời để tích lũy kinh nghiệm làm việc và mở rộng mạng lưới.

5. Chuẩn bị cho phỏng vấn:

Nghiên cứu về công ty: Tìm hiểu kỹ về công ty bạn sẽ phỏng vấn để có thể trả lời tốt các câu hỏi về công ty.

Luyện tập phỏng vấn: Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp.

Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng: Chuẩn bị một vài câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng về công việc và công ty.

6. Học tiếng:

Tiếng Anh: Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc chính thức tại nhiều công ty ở Thụy Sĩ.

Tiếng Pháp: Nếu bạn muốn làm việc ở khu vực nói tiếng Pháp, việc thành thạo tiếng Pháp là rất quan trọng.

Tiếng Đức: Nếu bạn muốn làm việc ở khu vực nói tiếng Đức, việc biết tiếng Đức sẽ là một lợi thế lớn.

7. Cân nhắc các chương trình hỗ trợ:

Các trung tâm hỗ trợ việc làm: Nhiều trường đại học và thành phố có các trung tâm hỗ trợ việc làm, bạn có thể tìm đến họ để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý:

Kiên trì: Việc tìm kiếm việc làm là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Đừng nản lòng nếu không tìm được việc ngay lập tức.
Linh hoạt: Hãy mở lòng với các cơ hội việc làm khác nhau và đừng quá khắt khe về yêu cầu công việc.
Mạng lưới: Mạng lưới quan hệ của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Ở lại Thụy Sĩ sau khi tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ

Việc được ở lại Thụy Sĩ làm việc sau khi tốt nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào loại visa bạn đang có, chuyên ngành học, và nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động tại thời điểm đó.

Du học sinh quốc tế muốn tiếp tục sống ở Thụy Sĩ để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp phải liên hệ với Văn phòng Di trú của Bang nơi họ dự định sống trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Tất cả du học sinh đã hoàn thành chương trình cấp bằng đại học, thạc sĩ ở Thụy Sĩ đều có quyền nộp đơn xin giấy phép L trong thời gian tối đa 6 tháng cho mục đích tìm kiếm việc làm (không phải thực tập).

Nếu trong quá trình học, du học sinh được hưởng lợi từ việc miễn nghĩa vụ bảo hiểm y tế – chăm sóc sức khỏe, điều quan trọng cần lưu ý là sự miễn trừ này sẽ hết hạn sau khi tốt nghiệp. Do đó, du học sinh phải chịu nghĩa vụ chi trả bảo hiểm y tế ở Thụy Sĩ (KVG/LAMal).

Nếu một du học sinh tìm được việc làm trong thời gian sáu tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng Di trú về việc bắt đầu làm việc và xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, nếu không có việc làm được đảm bảo, giấy phép L sẽ hết hạn và không thể gia hạn. Trong trường hợp như vậy, du học sinh phải rời khỏi đất nước trừ khi họ được phép ở lại Thụy Sĩ hợp pháp.

Để bạn có thể ở lại Thụy Sĩ làm việc sau khi tốt nghiệp, bạn có thể áp dụng kinh nghiệp sau:

Tìm kiếm công việc trước khi tốt nghiệp: Đây là cách tốt nhất để bạn có thể ở lại Thụy Sĩ làm việc. Nếu bạn tìm được một công ty sẵn sàng tài trợ cho bạn xin visa làm việc, bạn sẽ có cơ hội ở lại.

Tham gia các chương trình thực tập: Nhiều chương trình thực tập tại Thụy Sĩ cho phép sinh viên quốc tế có cơ hội làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn có một khoảng thời gian thực tập thành công, công ty có thể sẽ muốn giữ bạn lại làm việc sau khi tốt nghiệp.

Khởi nghiệp: Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt, bạn có thể xin visa khởi nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Lưu ý: Quy định về visa và việc làm có thể thay đổi, vì vậy bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn chính thức.

Việc được ở lại Thụy Sĩ làm việc sau khi tốt nghiệp là hoàn toàn có thể, nhưng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một chút may mắn. Hãy tận dụng thời gian tại Thụy Sĩ để xây dựng một mạng lưới quan hệ tốt, tích lũy kinh nghiệm làm việc và chuẩn bị hồ sơ xin việc thật ấn tượng nhé.

Ai có thể giúp bạn du học Thụy Sĩ thành công?

Du học Thụy Sĩ là một quyết định quan trọng, một hành trình đầy thú vị để bạn phát triển toàn diện và mở rộng tầm nhìn nhưng cũng đầy thử thách.

Với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Thụy Sĩ, Du học VIP sẽ giúp các bạn trẻ có một hành trình du học thật sự trọn vẹn và thành công. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ khâu chọn trường, chuẩn bị hồ sơ đến xin visa và đồng hành trong suốt thời gian bạn học tập cho tới khi bạn tốt nghiệp đi làm để đảm bảo từng bạn du học sinh đều được quan tâm, hỗ trợ kịp thời, thành công trong học tập và tỏa sáng.

Quý phụ huynh và các bạn trẻ hãy liên hệ ngay qua số Hotline/zalo: 0986781890 để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều thông tin bổ ích nhé.

Công ty Du học VIP – Nâng bước thế hệ trẻ Việt Nam trở thành công dân toàn cầu!

© Bài viết này thuộc bản quyền của Du học VIP, đề nghị không sao chép và đăng lại trên nền tảng nào. Bài viết chỉ dành cho các phụ huynh và các em học sinh chia sẻ để chuẩn bị kế hoạch du học

Học bổng Hot nhất 2025

VOUCHER QUÀ TẶNG QUÝ 1.2025