10 Bí kíp Vàng giúp sinh viên dễ dàng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Các bạn du học sinh của Du học VIP yêu mến!

Khi đồng hành cùng các bạn học sinh trên hành trình du học xây dựng tương lai, Du học VIP luôn mong muốn các bạn học sinh của chúng tôi có được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh giữa những sinh viên xuất sắc đến từ khắp nơi trên thế giới, làm thế nào để bạn có thể nổi bật và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Thông qua bài viết này, Du học VIP mong muốn mang đến cho các bạn học sinh những kinh nghiệm từ những du học sinh đi trước, từ đó các bạn có thể trau dồi những kiến thức, kỹ năng tìm việc làm  hiệu quả và phù hợp nhất cho bản thân.

10 Bí kíp Vàng giúp sinh viên dễ dàng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Dưới đây là 10 Bí kíp Vàng giúp sinh viên dễ dàng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Bài viết này tương đối dài và bạn có thể nên lưu để xem lại vào khi cần nhé.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Ngay khi bắt đầu kỳ 2 của năm học đầu tiên, bạn hãy xác định mục tiêu chuyên môn mình cần hướng đến. Từ mục tiêu này, bạn có thể lên kế hoạch tham gia các công việc tình nguyện có liên quan tới chuyên môn của mình.

Một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đầy cảm hứng sẽ là động lực lớn giúp bạn nỗ lực học tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình cần học hỏi, trau dồi những kỹ năng gì để đạt được mục tiêu đó và giúp bạn tập trung vào những công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình. Điều đó tạo cơ hội tốt cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Trong một “rừng” cơ hội việc làm, mục tiêu sẽ là la bàn giúp bạn không bị phân tán, tập trung vào những cơ hội phù hợp.

Một ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được sự nghiêm túc, chủ động và sự phù hợp của bạn với công việc.

Khi làm việc đúng với sở thích và mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng, có động lực làm việc và đạt được những thành công trong sự nghiệp.

Dưới đây là gợi ý về kế hoạch để bạn tham gia các công việc chuyên môn như sau:

  • Tự nghiên cứu, tìm hiểu các cơ hội và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa trên nền tảng chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.
  • Tham gia các hoạt động trải nghiệm: Tình nguyện, thực tập, làm thêm để có cái nhìn thực tế về công việc.
  • Tìm hiểu trước các yêu cầu công việc trên các trang web tuyển dụng để xem xét sự phù hợp của bản thân với công việc đó.
  • Nói chuyện với những người đi trước: Hỏi ý kiến của những người đang làm trong ngành nghề bạn quan tâm, những người anh chị đi trước, hoặc các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp.
  • Tự khám phá bản thân: sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu…Bạn có thể lựa chọn sử dụng các công cụ hỗ trợ như Mô hình IKIGAI, DISC.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Dù Bạn là một viên đá quý hay kim cương nhưng nếu bạn không biết cách quảng bá bản thân thì sẽ rất ít người biết được tới bạn.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn để xây dựng hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp,  để quảng bá chuyên môn của mình tới các nhà tuyển dụng tiềm năng:

  • Quảng bá bản thân qua website cá nhân hoặc mạng xã hội: Bạn hãy đầu tư vào việc xây dựng các profile chuyên nghiệp trên website cá nhân, LinkedIn, Facebook, hoặc các nền tảng khác chuyên nghiệp phù hợp với chuyên ngành của bạn. Bạn có thể chia sẻ những hình ảnh, video, bài viết, dự án, kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề bạn muốn theo đuổi. Thông qua kênh thông tin này, sẽ có nhiều người làm công việc tuyển dụng biết tới bạn và hiểu bạn hơn, từ đó họ có thể lựa chọn bạn trở thành ứng viên lý tưởng của mình.
  • Hồ sơ năng lực Portfolio: Chuẩn bị một portfolio để trưng bày các sản phẩm, dự án mà bạn đã thực hiện. Đây là bằng chứng tham khảo về năng lực chuyên môn của bạn.

Phát triển kỹ năng mềm trong công việc

Ai cũng biết kỹ năng mềm được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Vậy đó là những kỹ năng gì và bạn có thể tự trang bị các kỹ năng này như thế nào?

Du học VIP thấy rằng bộ kỹ năng cơ bản nhất mà bạn cần rèn luyện như dưới đây. Hãy đặt mục tiêu rèn hàng ngày trong các tình huống tại trường, tại nơi làm việc và ngay cả tại nhà nhé.

  • Giao tiếp: Bạn hãy chủ động luyện tập kỹ năng giao tiếp hiệu quả cả bằng lời nói và văn bản sao cho phù hợp với bối cảnh và luôn mang lại niềm vui, cảm hứng và sự tự tin cho người giao tiếp cùng với bạn.
  • Làm việc nhóm hiệu quả: Tham gia các dự án nhóm để học cách làm việc cùng nhau và giải quyết vấn đề. Nhóm càng đa dạng, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều hơn. Hãy tự tin nhận vai trò leader của nhóm bạn nhé.
  • Quản lý thời gian hiệu quả: Mỗi tuần là dịp cho bạn rèn luyện khả năng lên kế hoạch và quản lý thời gian & công việc hiệu quả. Ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, hãy đặt câu hỏi tại sau cùng trong 1 năm mà người này lại có thể làm được nhiều hơn người khác và xây dựng cho mình chương trình thực hiện công việc hiệu quả nhất.
  • Giải quyết vấn đề: Vấn đề chính là cơ hội để bạn phát huy tư duy phản biện và học cách giải quyết. Nếu gặp vấn đề phát sinh, hãy tận dụng để phát triển khả năng tư duy logic và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
  • Sáng tạo trong công việc: Đây là tiêu chí quan trọng với những người làm chuyên môn. Tại trường bạn được học những khuôn mẫu nhưng khi đi làm, chúng ta cần sự sáng tạo. Chính vì thế bạn hãy học hỏi cách phát triển những ý tưởng mới và tìm cách áp dụng chúng vào công việc.

Đây là một yếu tố được đánh giá rất cao trong công việc. Nếu bạn có kỹ năng mềm tốt trong công việc thì cơ hội tìm kiếm 10 việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ hiệu quả hơn.

Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế

Bạn đã từng đọc trang tuyển dụng chưa? Nếu có thì bạn sẽ bắt gặp những dòng chữ về hồ sơ yêu cầu là: Yêu cầu tốt nghiệp đại học ngành A, Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm, Có kỹ năng B….Vậy là bạn thấy tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đúng không nào?

Thế nên, hãy sắp xếp thời gian trang bị cho mình “kinh nghiệm” nhé. Và Du học VIP gợi ý bạn có thể:

  • Đi tình nguyện hoặc Thực tập/có lương/không lương: Ngay khi sẵn sàng, bạn cần tìm kiếm các cơ hội đi làm việc tình nguyện hoặc thực tập không lương trong chuyên ngành của mình để tích lũy kinh nghiệm thực thế. Sau khi có kinh nghiệm đó bạn có thể tìm kiếm công việc thực tập được trả lương. Bạn lưu ý rằng công việc được trả lương càng cao thì yêu cầu về chuyên môn và thời gian làm việc càng nhiều.
  • Thực hiện dự án cá nhân: Nếu bạn có chuyên môn và khả năng lãnh đạo, bạn có thể tự thiết kế và thực hiện các dự án cá nhân của mình, làm độc lập hoặc làm nhóm để khám phá sở thích, phát triển kỹ năng đồng thời xây dựng kinh nghiệm thực tế.
  • Tham gia các cuộc thi: Hãy chủ động tìm kiếm và tham gia các cuộc thi chuyên ngành. Với sinh viên công nghệ thì các dự án lập trình cũng là ý tưởng hay. Bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc trong áp lực cao, được đánh giá tốt vì đã mạnh dạn tham gia các cuộc thi chuyên ngành.

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Tính cách của chúng ta rất đa dạng, có bạn hướng nội & có bạn sẽ hướng ngoại. Có bạn thích làm việc độc lập & có bạn thích làm theo đội nhóm. Tuy nhiên, dù tính cách của chúng ta ra sao thì khi đi làm bạn sẽ luôn làm việc cùng với một hoặc nhiều người, trong tổ chức nhỏ hoặc lớn. Thế nên kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp & với sếp là kỹ năng bạn nên bắt đầu tìm hiểu và rèn luyện.

Con người sinh ra là để làm việc để hỗ trợ lẫn nhau. Bạn càng có nhiều mối quan hệ chất lượng thì công việc và đời sống sẽ càng vui vẻ và thuận lợi.

Du học VIP gợi ý cho bạn các kênh xây dựng mối quan hệ như sau:

  • Kết nối mối quan hệ trong ngành: Bạn nên dành thời gian tham gia các hiệp hội, tổ chức chuyên môn và mở rộng mối quan hệ với nhóm người cùng ngành với bạn. Việc học hỏi kinh nghiệm của người đi trước sẽ mang tới cho bạn vô vàn giá trị nếu bạn biết mở lòng và đặt câu hỏi đúng. Các nhóm này có thể miễn phí hoặc cần trả một khoản phí nhỏ để tham gia.
  • Xây dựng mạng lưới bạn bè đa văn hóa: Mở rộng mạng lưới quan hệ bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hội sinh viên, tổ chức tình nguyện, các sự kiện, hội thảo trong trường, ngoài trường và kết nối với các cựu sinh viên đi trước.
  • Kết nối với Mentor hoặc Student ambassador: Các trường thường có những du học sinh làm công tác tư vấn và hướng dẫn, họ có thể là mentor hoặc student ambassador. Bạn có thể kết nối để được hướng dẫn và hỗ trợ trong công việc.

Tìm hiểu về thị trường việc làm

Có phải chúng ta tới trường để học tập, có chuyên môn và đó là công cụ để bạn kiếm sống. Nhưng quan trọng hơn nữa, bạn học tập còn là để mang tri thức của mình đóng góp cho cộng đồng và xã hội ngày càng tốt hơn. Nếu bạn có chung quan điểm này thì hãy luôn dành quỹ thời gian của mình cho việc sau nhé:

  • Nghiên cứu ngành nghề chuyên môn: Bạn có thể tìm hiểu về lĩnh vực mình đang học tập phát triển như thế nào? các công ty và vị trí việc làm, xu hướng tuyển dụng trong ngành bạn quan tâm ra sao? Họ ở đâu? Hành trình đi từ vị trí junior đến senior trong chuyên môn của bạn như thế nào? Ở xuất phát điểm đầu tiên, bạn cần có kỹ năng, kiến thức như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng & công việc thực tế? Bằng cách trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ có thể nhìn thấy rõ nét hơn chân dung mình cần có để sẵn sàng hòa nhập môi trường công việc sau khi tốt nghiệp.
  • Theo dõi tin tức chuyên ngành: Bạn có thể tìm đọc các bài báo, blog về việc làm để cập nhật thông tin mới nhất.

Sử dụng dịch vụ tư vấn hướng nghiệp của nhà trường

Các trường đại học luôn có bộ phận tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên từ A-Z, bao gồm cập nhật thông tin tuyển dụng từ các đối tác, tư vấn hướng nghiệp, hướng dẫn chuẩn bị CV, hướng dẫn phỏng vấn, tổ chức các workshop, hội thảo, hội chợ việc làm cho sinh viên. Bạn hãy tận dụng tối đa các hỗ trợ từ bộ phận này nhé.

Theo kinh nghiệm của Du học VIP thì có rất nhiều du học sinh của chúng tôi đã có việc làm thuận lợi thông qua kênh giới thiệu và các hội chợ việc làm của chính ngôi trường mà các bạn ấy theo học & bạn có thể là người tiếp theo.

Tạo hồ sơ xin việc ấn tượng

Khi đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp cụ thể,  bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để đi xin việc. Chúng tôi nhận thấy bộ hồ sơ của du học sinh thường bao gồm các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu với thông tin cá nhân.
  • Visa còn hạn chứng minh bạn có thể làm việc tại nước ngoài
  • Email xin việc: Hãy soạn email ngắn gọn để gửi kèm bộ hồ sơ xin việc của mình. Email này nên được viết trang trọng và có thông tin liên hệ của bạn ở cuối email.
  • Thư xin việc: Đây là một bức thư quan trọng để bạn thể hiện bản thân, nhu cầu ứng tuyển và sự phù hợp của mình với công việc bạn ứng tuyển
  • CV kèm hình ảnh cá nhân: CV cần được viết đúng theo mẫu áp dụng phổ biến tại quốc gia mà bạn làm việc, trong đó có đầy đủ các thông tin cá nhân, bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng và dự án bạn đã tham gia. Ngoài ra, bạn có thể để thêm thông tin người tham khảo nếu có.
  • Thư giới thiệu: sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể cung cấp 1-3 thư giới thiệu từ những người cùng ngành hoặc có liên quan tới kinh nghiệm thực tế của bạn
  • Các thành tích khác: Nếu bạn làm các công việc sáng tạo hoặc kỹ thuật, bạn có thể muốn cung cấp thêm hồ sơ năng lực, portfolio…Và đây sẽ là điểm cộng cho hồ sơ của bạn.
  • Cuối cùng, bạn có thể nộp kèm chứng chỉ tiếng Anh, ví dụ ielts 8.0 hoặc PTE 65 trở lên để thể hiện bạn có trình độ tiếng Anh hoàn hảo để làm việc với người bản xứ.

Và đừng quên nộp hồ sơ đúng hạn & đúng địa chỉ bạn nhé.

Chuẩn bị tâm lý vào giai đoạn xin việc

Chu kỳ tâm lý khi xin việc sau khi tốt nghiệp là một hình Sin mà ai cũng sẽ trải qua. Hình Sin của bạn dài hay ngắn, nhiều hay ít thăng trầm tùy thuộc vào sự chuẩn bị 8 nội dung mà Du học VIP nhắc tới bên trên.

Khi đồng hành cùng hàng ngàn em học sinh đi du học và xin việc ở nước ngoài, Du học VIP rất thấu hiểu điều này. Tuy nhiên, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt về tâm lý thì mọi việc sẽ luôn tốt đẹp.

Đây là những điều bạn cần nhắc nhở mình mỗi ngày:

  • Tự tin: Trong hành trình tìm việc làm, dù ngắn hay dài, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ , cân bằng và tin vào năng lực của bản thân.
  • Kiên trì: Quá trình tìm việc làm, đặc biệt là các công việc đúng mơ ước của bạn sẽ luôn cần nhiều thời gian. Ví dụ khi có thông báo tuyển dụng thì bạn lại chưa đủ điều kiện hoặc khi bạn đủ điều kiện thì số lượng thông báo tuyển dụng chưa có nên bạn cần chờ thời điểm phù hợp. Ngoài ra, khi bạn nộp đơn thì thời gian chờ xét hồ sơ, chờ phỏng vấn và chờ kết quả cũng khá lâu do bộ phận tuyển dụng luôn cần làm nhiều công việc tỉ mỉ liên quan tới việc lọc hồ sơ.
  • Rút kinh nghiệm thực tế: Sau mỗi lần nộp hồ sơ, phỏng vấn…bạn nên rút kinh nghiệm & viết ra những bài học, những gì làm chưa tốt ở lần trước. Như vậy các hồ sơ và buổi phỏng vấn tiếp theo sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, hãy kiên trì và luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vì mỗi bước đi nhỏ đều mang bạn đến gần hơn với công việc mơ ước.

Hiểu được nhà tuyển dụng cần gì ở bạn?

Ở các phần trên, chúng ta tập trung thảo luận về những gì bạn cần chuẩn bị. Ở đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhu cầu của nhà tuyển dụng để trang bị thêm cho mình những điều cần thiết nhé.

Du học VIP đã dành thời gian phỏng vấn, trao đổi cùng các nhà tuyển dụng và dưới đây là 5 tiêu chí thực tế mà các doanh nghiệp mong muốn từ ứng viên của mình.

  • Thái độ: Thông qua bộ hồ sơ của bạn & buổi phỏng vấn thực tế, các ứng viên biết giao tiếp tốt, thể hiện được thái độ cống hiến, tinh thần cho đi, làm việc vì mục tiêu chung của tập thể sẽ được ưu tiên.
  • Sức khỏe: Khi phỏng vấn, các ứng viên có phong thái tốt, sạch sẽ, sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ tích cực và tràn đầy năng lượng sẽ được ưu tiên.
  • Kiến thức chuyên môn và khả năng tiếng Anh tốt: Các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào bảng điểm, bằng cấp, CV, bài kiểm tra chuyên môn để đánh giá bạn có đủ tiêu chuẩn đảm nhận công việc hay không. Có một số ngành đặc thù mà ít người học, ít người làm được thì tiêu chí về chuyên môn sẽ được đưa lên hàng đầu.
  • Kinh nghiệm thực tế: Ở một số vị trí cần kinh nghiệm thực tế thì chỉ các ứng viên có kinh nghiệm mới được lựa chọn. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị trí cần kinh nghiệm từ 12 tháng trở xuống thì các bạn học sinh mới tốt nghiệp cũng sẽ được nhận.
  • Kỹ năng: Thông qua buổi phỏng vấn và giai đoạn thử việc, các ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt với sếp và đồng nghiệp, có khả năng làm việc đội nhóm, chịu được áp lực, và giải quyết công việc thông minh sẽ được ưu tiên.

Giai đoạn làm việc gồm có: Thử việc – Nhận việc chính thức để làm theo hợp đồng có thời hạn ngắn hoặc dài tùy công việc. Các ứng viên thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong giai đoạn thử việc thì sẽ được nhận làm việc chính thức.

Vậy là Du học VIP đã chuyển giao cho bạn 10 Bí kíp Vàng giúp sinh viên dễ dàng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Coaching cho du học sinh tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Nếu bạn đã đọc tới đây, hãy chủ động lập kế hoạch và thực hiện tất cả những việc mình muốn làm và cần làm theo thứ tự ưu tiên.

Nếu bạn vẫn còn có những câu hỏi cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với cô Hạnh tại Cty Du học VIP để được coaching 1-1 giúp bạn tìm được lời giải cho bài toàn việc làm & lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình. Cô Hạnh luôn sẵn sàng đồng hành cùng các du học sinh của Du học VIP để giúp các bạn hiện thực hóa ước mơ du học, làm việc tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

“Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường thành công sẽ đến với bạn”

Việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt đối với sinh viên du học, là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị. Chúng tôi chúc bạn sớm tìm được công việc mơ ước của mình nhé!

@ Bài viết có tham chiếu tư vấn của Cô Hạnh – cựu du học sinh Úc, coach hướng nghiệp và tìm việc làm hiệu quả cho du học sinh. Bài viết thuộc bản quyền của Du học VIP chỉ dành cho phụ huynh và học sinh tham khảo. Không cho phép đăng lại trên bất kỳ nền tảng nào. 

>Xem thêm: Những điều phụ huynh cần biết khi cho con đi du học

Chúng ta hãy cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bạn Hồng Minh, cựu du học sinh của Cty Du học VIP chia sẻ bí quyết tìm việc làm tại Úc nhé!

 

Học bổng Hot nhất 2025

VOUCHER QUÀ TẶNG QUÝ 1.2025