Cách viết CV xin việc ở Anh Quốc cho du học sinh

CV xin việc hay Résumé

CV xin việc có thể dài từ một đến hai trang, tùy vào kinh nghiệm của ứng cử viên. Đối với người mới tốt nghiệp, một trang cũng là được. Sau đây là các yếu tố cần thiết trong CV xin việc của bạn:

Thông tin cá nhân (personal details): họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử. Không cần phải chỉ ra ngày tháng năm sinh hay bạn bao nhiêu tuổi, tình trạng hôn nhân, cũng không cần phải dán ảnh.

Mục tiêu nghề nghiệp (objective hay career objective): thông tin tùy ý này đáng được nói ra khi bạn xin việc ở Anh Quốc, bạn nói rõ chính xác mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng như bạn chờ đợi gì từ công việc.
Đào tạo (education) : Nếu một người mới tốt nghiệp thì phần đầu nên nói về đào tạo, trong khi đó nếu bạn là người đi làm có kinh nghiệm, thì bạn nên đưa phần kinh nghiệm nghề nghiệp lên trước. Trong cả hai trường hợp, bạn đều phải giải thích rõ các bằng cấp mà bạn nêu ra trong CV xin việc. Một người sử dụng lao động ở Anh không phải biết rõ hệ thống đào tạo của Việt Nam, thấp cao, trình độ thế nào, bằng cấp thế nào, lớp chuyên, lớp chọn thế nào… Bạn nên đưa ra bằng cấp tương đương với Anh cho người ta hiểu và hơn nữa nên nói thêm là bằng cấp đó được học trong bao nhiêu năm, các môn học chính là gì. Người Anh cũng rất coi trọng các thông tin sau : điểm, đánh giá, nhận xét của giáo viên, xếp loại, thứ hạng, giải thưởng. Về những điều này bạn cũng nên giải thích rõ, nhất là khi bạn có những điểm học tập tốt. Và hiển nhiên, thứ tự trình bày là bạn đi từ các bằng cấp mới nhất trước.

Kinh nghiệm làm việc (experience on employment history): chi tiết hóa kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn với những chỉ dẫn cụ thể, các số liệu cụ thể liên quan đến các công việc bạn đã thực hiện và trách nhiệm của bạn (ví dụ: bạn đã làm tăng như thế nào về doanh số bán hàng, ngân sách tăng thêm như thế nào, số người dưới quyền bạn…). Bạn cũng cần đưa ra các chi tiết liên quan đến công ty bạn đã làm (lĩnh vực hoạt động, qui mô…), nếu như công ty của bạn không nổi tiếng quốc tế.

Kĩ năng ngoại ngữ và tin học (languages and computer skills): nói rõ các ngôn ngữ mà bạn dùng được và trình độ của bạn. Các trình độ là: nếu nói như tiếng mẹ đẻ hai thứ tiếng bạn viết “bilingual”, “fluen”, “working knowledge”, “advanced level”, “intermediate level”… Bạn cũng nên nêu rõ các ngày tháng mà bạn đã từng sống ở nước ngoài (nói rõ là nước nào, ngày tháng, thời gian bao lâu và mục đích làm gì như thực tập tiếng, làm việc hay du lịch…).

Giải trí và các hoạt động xã hội (interests and activities hay extra professional activities): Người Anh coi trọng đặc biệt mục này. Hoạt động giải trí của bạn, đặc biệt là hoạt động thể thao, cũng như là các hoạt động xã hội là các yếu tố cho thấy tính cách của bạn (quảng giao hay thích cô độc, chịu đựng được áp lực, bền bỉ…) và sự cởi mở của bạn đối với những người khác.

Các dẫn chiếu (referees): chỉ rõ người ta có thể tham khảo thông tin về bạn từ ai (tên và chi tiết liên lạc) của hai người trong môi trường làm việc trước kia của bạn (cấp trên hay người phụ trách) hay là ở trường của bạn (giáo viên) là người sẽ chứng nhận khả năng của bạn. Đừng quên hỏi ý của họ trước. Nếu bạn không muốn viết mục này thì bạn có thể viết rằng bạn sẽ cung cấp chi tiết thông tin về người tham khảo thông tin về bạn sau, bằng cách viết thế này “references available upon request”. Về văn phong khi viết CV xin việc, bạn nên sử dụng lối viết năng động bằng cách sử dụng các động từ chỉ hành động và các cấu trúc chủ động (không dùng câu bị động). Hãy nhớ rằng, người Anglo- Saxons đề cao động từ “làm” hơn động từ “là”.

Thư xin việc hay “cover letter”

Thư xin việc phải đánh máy và phải dài chọn một trang giấy. Tối ưu nhất là phải gửi chính xác tới người phụ trách tuyển dụng. Trong trường hợp này, bạn sử dụng các cấu trúc như là “Dear Mr Smith” hay “Dear Mrs Johnson”. Nếu bạn không biết tên riêng của người phụ trách, thì bạn nên gửi thư này tới Human Resources Manager hoặc Recruitment Manager trong các công ty lớn, hoặc Chief Executive Officer hay President trong các công ty vừa và nhỏ. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các cấu trúc “Dear Sir” để gọi một người đàn ông hoặc “Dear Madam” dành cho phụ nữ, hoặc “Dear Sir or Madam” trong trường hợp không biết gì về giới tính của người tuyển dụng. Ba điểm cơ bản cần phải đề cập trong thư xin việc của bạn, tạo thành ba đoạn riêng biệt:

Động cơ xin việc: sau khi đã giới thiệu một cách ngắn gọn, hãy nói rõ tại sao bạn gửi CV xin việc, công việc đó và công ty đó hấp dẫn bạn chỗ nào. Nếu bạn biết tin tuyển dụng nhờ thông tin quảng cáo, nói rõ bạn biết từ nguồn nào.

Trình độ của bạn: chỉ rõ khả năng của bạn, các phẩm chất đặc biệt để hoàn thành tốt nhất công việc đang cần tuyển dụng. Không cần phải viết hẳn đầy đủ tất cả các thế mạnh của bạn, mà chỉ cần chọn ra những điểm phù hợp nhất với yêu cầu công việc và chỉ ra tại sao nó lại phù hợp hoàn toàn với yêu cầu tuyển dụng. Để viết được điều đó, bạn cần phải biết đâu là nhu cầu và kì vọng của doanh nghiệp và phải nói thẳng điều đó ra cho người tuyển dụng biết. Điều này buộc bạn phải tìm hiểu chút thông tin về doanh nghiệp. Đối với các bạn vừa mới tốt nghiệp ở trường ra, chỉ có rất ít hay chưa có kinh nghiệm, phần viết này sẽ phải dựa chủ yếu vào phẩm chất tính cách cá nhân bạn và dựa vào khả năng thích ứng, mong muốn học hỏi và ý chí tiến thủ

Gặp mặt: Kết thúc bức thư của bạn bằng cách chỉ ra rằng bạn luôn sẵn sàng nói rõ hơn nữa các nội dung trên vào cuộc gặp mặt phỏng vấn. Bạn cũng có thể nói rằng bạn sẽ liên lạc với chủ sử dụng lao động tương lai của bạn. Sự chủ động này cũng được người Anh và Mỹ đánh giá cao. Để kết thúc, sử dụng các cấu trúc lịch sự thông thường, thường trong tiếng Anh rất ngắn gọn. Các cấu trúc thường dùng là: “Yours sincerely” hay “Yours faithfully”!

Cách trình bày Về cách trình bày, người Anh thích cách trình bày kiểu Mỹ, căn lề thẳng bên phải và bên trái và không thụt đầu dòng.

Hỗ trợ tư vấn du học tại Anh

Để có thêm thông tin tư vấn về CV xin việc tại Anh, kính mời quý vị liên hệ tới Văn phòng tuyển sinh du học Anh, Công ty Du học VIP. Hotline/Viber/Zalo: 0986781890 và email duhocvip@gmail.com. Hoặc đăng ký tư vấn online miễn phí tại đây.

Các bài đã đăng